Inside Bar, Fakey và Pin Bar có lẽ các mô hình nến được trader sử dụng khá nhiều. Có rất nhiều nhà phân tích theo trường phái Price Action chỉ cần biết cách sử dụng chuyên sâu 3 mô hình nến này, là có thể thoải mái “lụm tiền” mà không cần tới bất cứ indicator nào khác.
So với nến Fakey và Pin Bar, Inside Bar là mô hình nến có nhiều biến thể cũng như khó sử dụng nhất. Vậy Inside Bar là gì? Cùng tìm hiểu mô hình nến Inside Bar qua các nội dung sau:
- Mô hình nến Inside Bar là gì?
- Quá trình mô hình nến Inside Bar hình thành
- Ý nghĩa mô hình nến Inside Bar
- Cài đặt mô hình nến Inside Bar trên Tradingview
- Cách giao dịch với mô hình nến Inside Bar
- Kinh nghiệm khi sử dụng mô hình nến Inside Bar
Mô hình nến Inside Bar là gì?
Trong tiếng Anh “Inside” nghĩa là nằm trong, Inside Bar là mẫu mô hình 2 nến, được cấu tạo theo dạng “nến nằm trong nến”, với 1 nến to thân dài ôm trọn vẹn cây nến còn lại, giống như kiểu mẹ bồng con vậy.
Inside Bar là mẫu mô hình “hai mang” nghĩa là Inside Bar vừa có thể báo hiệu 1 xu hướng chuẩn bị kết thúc để một xu hướng mới chuẩn bị diễn ra. Hoặc Inside Bar vừa thể hiện sự tiếp diễn của xu hướng trước đó.
Các biến thể của mô hình nến Inside Bar
Inside Bar có thể không chỉ là mô hình 2 nến mà đôi khi có thể là 3 hoặc 4 nến, thời gian tích lũy càng lâu (sideways) thì sẽ mạnh hoặc giảm càng mạnh. Thông thường, nến Inside Bar 2 biến thể như hình dưới đây.
Ý nghĩa mô hình nến Inside Bar
Khi thấy Inside Bar, chúng ta có thể thấy rằng biến động của thị trường đang thấp. Dễ hình dung, quá trình này tương tự như cái lò xo đang nén. Khi nén đến một mức nào đó, giá break bùng nổ (tăng hoặc giảm mạnh).
Tuy vậy, độ thắng thua vẫn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Mà cách những nhà giao dịch nhìn nhận và đánh giá 1 Inside Bar có đủ chuẩn hay không sẽ cho ra những kết quả khác nhau.
Khi có 1 cây nến tăng mạnh, đặc biệt là những cây cường lực (thân dài, không có bóng nến) sẽ khiến cho nhà giao dịch kỳ vọng giá phải tiếp tục tăng. Vì thế, một khi kỳ vọng đó bị sụp đổ, thì những nhà giao dịch này sẽ có xu hướng tự đặt câu hỏi liệu bây giờ có phải là lúc nên chốt lời hay không?
Vì phải ngồi cân nhắc và đặt câu hỏi như vậy, nên sẽ khiến các giao dịch đi vào hướng thận trọng, ít dần ít dần. Điều này cũng chính là nguyên nhân khiến cho nến thứ 2 nhỏ hẹp hơn nến 1. Với trường hợp Inside Bar đa nến có thể thấy sẽ xuất hiện hàng loạt nến nhỏ, đúng đằng sau cây nến Mother Bar. Nếu mẫu nến này xuất hiện tại khung D1, bạn có thể xem đối chiếu chúng xuống các khung nhỏ hơn như H4 hay H1, sẽ thấy sẽ thấy giá cả đang hình thành các mô hình tam giác tích luỹ.
Cài đặt mô hình nến Inside Bar trên TradingView
Nếu bạn đã hiểu được mô hình nến Inside Bar là gì rồi thì hãy đến bước cài đặt mô hình nến Inside Bar trên các nền tảng giao dịch.
Để cài đặt nến Inside Bar trên bất kỳ nền tảng nào, điều đầu tiên bạn cần làm là tạo tài khoản, đăng nhập và vào chart!
Sau khi đăng ký xong bạn click vào “Biểu đồ” để vào chart phân tích.
Khi đã vào chart, bạn hãy làm theo 3 bước sau:
- Click vào biểu tượng Fx ở thanh trên cùng.
- Ở khung tìm kiếm, bạn hãy điền vào chữ “Inside Bar“.
Trên Tradingview hiện có khá nhiều chỉ báo giúp bạn phát hiện mô hình nến Inside Bar. Vì thế bạn có thể lựa chọn một vài chỉ báo để kiểm tra độ chính xác nhé. Một mẹo khi lựa chọn chỉ báo là hãy thử các chỉ báo có lượt like cao.
Như vậy bạn đã cài xong mô hình nến Inside Bar. Khi tắt khung này chỉ báo sẽ xuất hiện dưới giá.
Cách giao dịch với mô hình nến Inside Bar
Khi trade với Inside Bar chủ yếu ta dùng lệnh Order Stop để chờ 1 trong 2 đầu của Mother Bar.
Đây là tận dụng việc chững lại của thị trường rồi sau đó phá vỡ, chúng ta đều biết thị trường sớm muộn gì cũng di chuyển do đó có thể đặt lệnh chờ để “mai phục”. Tuy nhiên chúng ta không thể lạm dụng việc này mà ko xem xét các yếu tố khác
Lưu ý có nhiều bạn thường thấy Inside Bar là đặt lệnh ở 2 đầu để break chiều nào thì ta ăn theo hướng đó. Nhưng mọi việc trên đời ko dễ dàng như vậy. Có nhiều trường hợp ngay khi khớp lệnh đầu này thì lập tức quay lại khớp đầu kia và cả 2 lệnh đều lỗ.
Tín hiệu Buy
Tín hiệu Sell
Kinh nghiệm khi sử dụng nến Inside Bar
- Mô hình nến Inside Bar khi xuất hiện ở khung ngày khả năng cao sẽ cho tín hiệu chính xác hơn các khung còn lại.
- Inside Bar không chỉ là mô hình 2 nến mà đôi khi có thể là 3 hoặc 4 nến, thời gian tích lũy càng lâu (sideways) thì sẽ mạnh hoặc giảm càng mạnh.
- Inside Bar được xem là mô hình đơn giản và cơ bản mà không phải những dạng đặc biệt như các mô hình phá vỡ vùng giằng co thất bại, vùng sức ép. Tuy vậy, các bạn cần lưu ý rằng, khi giao dịch với các mô hình càng đơn giản thì càng cần có các điều kiện mạnh mẽ khác về hoàn cảnh thị trường để hỗ trợ thêm nhằm nâng cao khả năng thắng.
- Trade Inside Bar thuận xu hướng ở những vùng giá ít quan trọng: khi giá đã vượt qua được các vùng giá quan trọng (hỗ trợ kháng cự) và hình thành các Setup Inside Bar xác suất xuất Trade Inside Bar thuận xu hướng sẽ có xác suất thắng cao hơn.
- Trade Inside Bar đảo chiều xu hướng ở những vùng giá quan trọng: Khi Setup Inside Bar xuất hiện ở các vùng giá quan trọng, bạn nên đánh ngược xu hướng hơn là thuận xu hướng chứ không phải đến kháng cự hỗ trợ mạnh thì chỉ Trade đảo chiều xu hướng. Ở những vùng giá đó bạn còn cần quan sát hành động của giá nhiều hơn với các mô hình giá mạnh khác của Price Action.
Tổng kết
Như vậy mình đã chia sẻ về Mô hình nến Inside Bar là gì và cách giao dịch với Inside Bar cũng như một số lưu ý để tăng xác suất Trade thành công.
Series học tập này dành cho các bạn vừa mới bắt đầu tìm hiểu về Mô hình nến Inside Bar cũng như phân tích kỹ thuật có thể dễ dàng đọc hiểu và ghi nhớ.
Nguồn: MarginATM