0

Indicator là gì? Nên sử dụng các chỉ báo nào trong PTKT khi trade coin?

Đối với những bạn học phân tích kỹ thuật chắc hẳn đã từng nghe qua Indicator – chỉ báo kĩ thuật. Đó là các chỉ báo giúp đỡ chúng ta rất nhiều trong việc xác định xu hướng, tìm kiếm điểm vào lệnh hợp lý. Vậy Indicator là gì? Chúng ta hãy cùng điểm về Indicator với một số nội dung như:

  • Indicator là gì?
  • Phân loại Indicator
  • Các nhóm indicator phổ biến
  • Nên sử dụng indicator nào?
  • Một số lưu ý khi giao dịch với indicator

Indicator là gì?

Indicator (Technical Indicator – chỉ báo kĩ thuật) là công cụ quan trọng trong giao dịch dùng để tìm ra xu hướng thị trường, các vùng kháng cự hỗ trợ quan trọng, độ mạnh yếu của xu hướng,… Từ đó cho chúng ta các điểm vào lệnh hợp lý, điểm chốt lời là chốt lỗ nhằm tối ưu lợi nhuận. 

Indicator có thể là bao gồm một thành phần như đường thẳng, một đường cong bám theo giá hay gồm nhiều thành phần khác nhau,… Indicator được hình thành dựa trên dữ liệu trong quá khứ mà giá trị của nó được tạo thành bằng các phép toán khác nhau từ các dữ liệu về khối lượng hoặc giá cả của các tài sản tài chính trong lịch sử.

chi-bao-trong-trade-coin
Một số chỉ báo trong bài phân tích kĩ thuật

Phân loại Indicator

Hiện nay, có trăm nghìn chỉ báo khác nhau. Sở dĩ có nhiều chỉ báo như vậy là do để code được một chỉ báo kỹ thuật ngày nay rất đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng công cụ Pine Script trên Tradingview và thay đổi hoặc thêm vào vài dòng lệnh là có ngay một chỉ báo mới.

Về cách phân loại chỉ báo cũng tương tự như trên, việc phân loại hoàn toàn dựa trên ý kiến của từng trader. Bạn có thể phân loại theo công dụng, đặc điểm của chỉ báo, theo độ trễ của tín hiệu, theo vị trí của chỉ báo (chỉ báo trên giá và dưới giá),… Trong bài viết này, mình sẽ phân loại chỉ báo theo vào độ trễ của tín hiệu: Chỉ báo nhanh và Chỉ báo chậm.

Lagging Indicator

Lagging Indicator (Chỉ báo chậm) là cụm từ dùng để chỉ nhóm Indicator thường hay phản hồi trễ (cho tín hiệu trễ). Khi chỉ báo này cung cấp tín hiệu thì xu hướng đã hình thành và giá đã đi được một đoạn. Nói một cách dễ hiệu là giá phải tăng hoặc giảm một đoạn lớn thì chỉ báo này mới đi theo là cho tín hiệu. Vì thế thông thường chỉ báo chậm chỉ dùng để xác nhận xu hướng, không nên dùng làm tín hiệu giao dịch.

chi-bao-macd-trong-trade-coin
MACD là chỉ báo cho tín hiệu trễ hơn so với giá

Ưu điểm và nhược điểm của Lagging Indicator:

  • Chỉ báo chậm giúp bạn xác nhận lại điểm vào lệnh và xu hướng chính của thị trường. Vì những chỉ báo này luôn đi theo xu hướng và thị trường. Do là chỉ báo chậm nên khả năng cho tín hiệu đúng rất cao và giúp chúng ta loại bỏ các tín hiệu nhiễu từ thị trường.
  • Vì cho tín hiệu trễ nên Lagging Indicator nếu dùng để xác định điểm vào lệnh sẽ khiến bạn mất đi một phần lợi nhuận khi chờ tất cả được xác nhận. Bên cạnh đó, Lagging Indicator không thể dự đoán trước được xu hướng sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai nên sẽ không giúp bạn mua đáy bán đỉnh được.

Một số Chỉ báo chậm (Lagging Indicator) thông dụng thường được trader sử dụng:

  • Các đường trung bình động (MA, EMA, DEMA, TEMA, VMA,…): Các đường MA được tính toán dựa trên các số liệu lịch sử như giá đóng và mở cửa của giá, giá chạy mới hình thành đường MA. Vì thế các đường này được xếp vào chỉ báo chậm.
  • Bollinger BandChỉ báo BB (20) hình thành dựa đường SMA của 20 cây nến trước đó. Hai dải băng trên và dải băng dưới được tính theo độ lệch chuẩn so với đường giữa.
  • MACDChỉ báo MACD được cấu tạo từ 2 đường MA và dải histogram cho các tín hiệu phân kì đảo chiều có độ chính xác cao nhưng khá chậm so với giá. Vì thế MACD cũng được xếp vào nhóm này.

Leading Indicator 

Leading Indicator (hay chỉ báo nhanh) là cụm từ dùng để chỉ nhóm Indicator cho tín hiệu sớm đi trước giá. Qua đó có thể dự đoán được xu hướng tương lai của thị trường. Nếu bạn lựa chọn ĐÚNG chỉ báo nhanh chính xác với cặp giao dịch, nó có thể cho bạn tín hiệu một cách chuẩn xác. Qua đó bạn có thể kiếm được lợi nhuận tối đa nếu xác định được đúng xu hướng sắp tới.

Ưu điểm và nhược điểm của Leading Indicator

  • Chỉ báo nhanh sẽ giúp bạn có được những điểm vào lệnh lí tưởng và đôi khi có thể “bắt đáy” giúp bạn tối ưu được lợi nhuận khi xác định được điểm đầu của cơn sóng.
  • Chính vì cho tín hiệu nhạy nên mức độ chính xác cũng tương đối thấp. Vì thế bạn cần phải chọn lọc kĩ lưỡng và kết hợp với chỉ báo khác để tăng tỉ lệ đúng lên cao hơn.

Một số Chỉ báo nhanh (Leading Indicator) thông dụng thường được trader sử dụng:

  • Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI): chỉ báo RSI thường được dùng để xác định các vùng quá mua và quá bán trên thị trường. RSI có độ nhạy tương đối cao. Với một số trader dùng RSI để xác định sớm điểm đảo chiều xu hướng dựa vào phương pháp đường RSI break out xu hướng giảm (hoặc tăng) trước đó.
  • Chỉ báo Stochastic: Stochastic cho thấy xu hướng thị trường sẽ thay đổi sớm hơn so với khối lượng và giá từ đó dự đoán trước được xu hướng tương lai thị trường.

Các nhóm Indicator phổ biến 

Như mình đã trình bày ở trên, ngoài phân loại các chỉ báo độ trễ của tín hiệu. Các chỉ báo còn được phân loại theo đặc điểm, công dụng của chỉ báo. Dưới đây là 3 nhóm chỉ báo phổ biến thường được các trader kết hợp trong 1 biểu đồ phân tích.

cac-chi-bao-pho-bien-khi-trade-coin
Các loại chỉ báo phổ biến

Chỉ báo xu hướng 

Nhóm chỉ báo xu hướng giúp các nhà giao dịch xác định xu hướng tăng giảm hoặc sideways của giá. Các chỉ báo này thường di chuyển theo giá và không bị giới hạn bởi ĐỈNH và ĐÁY trong quá khứ.

Một số chỉ báo xác định xu hướng có thể kể đến là:

  • Chỉ báo ​​Mây Ichimoku
  • Chỉ báo các đường trung bình động Moving Average (MA)
  • Chỉ báo Parabolic SAR
may-ichimoku-trade-coin
Chỉ báo ​​Mây Ichimoku

Chỉ báo động lượng 

Là chỉ báo được nhiều trader sử dụng để hiểu rõ hơn về biến động của tài sản, xác định được. Các chỉ báo động lượng nhằm mục đích đo lường tốc độ tăng hoặc giảm giá. Các chỉ báo này thường được sử dụng cho phân tích ngắn hạn, giúp nhà giao dịch tìm kiếm lợi nhuận từ các đợt biến động giá cao. Thông thường các chỉ báo động lượng sẽ cho các tín hiệu phân kì đảo chiều hoặc tiếp diễn xu hướng chính.

Một số chỉ báo đo lường động lượng có thể kể đến là:

  • Chỉ báo Relative Strength Index (RSI)
  • Chỉ báo Moving Average Convergence Divergence (MACD)
  • Chỉ báo Stochastic (Stoch)
stoch-khi-trade-coin
Chỉ báo Stochastic (Stoch)

Chỉ báo biến động

Chỉ báo biến động được xem là thước đo tiêu chuẩn giúp các trader có thể xác định được độ biến động của tài sản (cặp giao dịch) một cách hiệu quả. Đồng thời, trader có thể tận dụng tín hiệu quan trọng này để tìm entry tốt, mang lại cơ hội giao dịch và lợi nhuận cao.

Một số chỉ báo đo lường biến động có thể kể đến là:

  • Chỉ báo Directional Movement Index (DMI)
  • Chỉ báo Average True Range (ATR)
  • Chỉ báo Bollinger Bands (BB)
chi-bao-dmi-trong-trade-coin
Chỉ báo Directional Movement Index (DMI)

Nên sử dụng indicator nào?

Mỗi chỉ báo đều sẽ có những đặc điểm và công dụng riêng. Và chỉ báo chỉ hiệu quả nếu được dùng ĐÚNG chức năng của nó. Ví dụ bạn không thể dùng chỉ báo chậm để tìm entry hay dùng chỉ báo nhanh để xác định xu hướng dài hạn của thị trường. 

Một chỉ báo có thể hiệu quả đối với dạng thị trường này, nhưng lại kém hiệu quả với thị trường khác. Cũng như hiệu quả với cặp giao dịch này và không hiệu quả với cặp giao dịch khác. Điều quan trọng là các bạn phải biết mình đang giao dịch trong một thị trường nào, có tính chất và xu hướng ra sao.

Chỉ báo tốt nhất là chỉ báo phù hợp nhất với dạng thị trường và mục đích giao dịch của mỗi trader. Vì thế, bạn cần đầu tư thời gian và công sức của mình để tìm ra chỉ báo phù hợp cho mình, không nên sử dụng bừa bãi các chỉ báo khi chưa hiểu rõ công dụng của nó.

Một số lưu ý khi giao dịch với indicator

  • Rất nhiều trader thích sử dụng các chỉ báo chiến lược – những chỉ báo có sẵn điểm Buy và Sell. Và phụ thuộc vào nó quá nhiều, cũng như quyết định ra vào lệnh dựa vào các tín hiệu này mà không kèm theo các yếu tố khác. Theo một số nghiên cứu của cá nhân mình thì nếu bạn đánh theo chỉ báo chiến lược này với R:R là 1:1 thì trên 70% bạn sẽ thua lỗ. Hơn nữa, nếu thật sự co chỉ báo thật sự “ngon” đem lại lợi nhuận cao thì chắc chắn người tạo ra nó sẽ không để bạn sử dụng nó miễn phí.
  • Hầu hết các chỉ báo đều sẽ được hình thành từ các công thức tính khác nhau vì thế Indicator có thể cho những tín hiệu đối lập nhau hay còn gọi là xung đột tín hiệu. Khi đó nếu không phải là một nhà phân tích chuyên nghiệp bạn có thể bị rối mà không đưa ra được lựa chọn chính xác.
  • Mỗi chỉ báo đều sẽ có xác suất đúng sai khác nhau vì thế, chỉ luyện tập thôi là chưa đủ. Để trở thành một pro trader cam hiểu về các chỉ báo bạn cần tiến hành các nghiên cứu để tìm xem mức độ chính xác của một chỉ báo ở mức nào. Không nên một vài tín hiệu đúng trước mắt mà nghĩ chỉ báo này là “chén thánh” và tin tưởng tuyệt đối vào nó.
  • Để kết quả phân tích được tối ưu, theo mình hãy chỉ dụng dưới 4 chỉ báo cho một bài phân tích. Quá nhiều chỉ báo chỉ khiến bạn bị rối khi các chỉ báo xảy ra xung đột.

Tổng kết

Hiểu rõ bản chất cũng như cách sử dụng indicator giúp bạn nhanh chóng nắm bắt và tìm kiếm cho mình phương pháp, chiến lược giao dịch thành công. 

Như vậy mình đã chia sẻ về Price Action là gì? Những điều cần biết trước khi giao dịch với PA. Series học tập này dành cho các bạn vừa mới bắt đầu tìm hiểu về Price Action cũng như phân tích kỹ thuật có thể dễ dàng đọc hiểu và ghi nhớ.

Nếu anh em có thắc mắc nào có thể đóng góp ý kiến hoặc bình luận bên dưới nhé! Chúc anh em thành công!

Nguồn: MarginATM.com

Was this article helpful to you? Yes No

How can we help?