MFI (Money Flow Index) là chỉ báo dùng để xác định đường xu hướng giá và giúp đưa ra những cảnh báo về khả năng thay đổi chiều của giá. Để có thể rõ hơn về chỉ báo MFI này hãy cùng tìm hiểu bài viết này nhé!
MFI là gì?
Chỉ số Dòng tiền MFI (Money Flow Index) là một công cụ được sử dụng trong phân tích kỹ thuật để đo lường áp lực mua và bán. Điều này được thực hiện thông qua phân tích cả giá và khối lượng.
Tính toán của MFI tạo ra một giá trị sau đó được vẽ dưới dạng một đường di chuyển trong phạm vi 0-100, làm cho nó trở thành một bộ dao động. Khi MFI tăng, điều này cho thấy áp lực mua đang gia tăng. Khi nó giảm, điều này cho thấy áp lực bán gia tăng.
Chỉ số Dòng tiền có thể tạo ra một số tín hiệu, đáng chú ý nhất: điều kiện mua quá nhiều và bán quá mức, phân kỳ và Failure Swings.
Cài đặt chỉ số MFI trên Tradingview và Binance
Nếu bạn đã hiểu được MFI là gì rồi thì hãy đến bước cài đặt MFI trên các nền tảng giao dịch.
Để cài chỉ báo MFI (MFI Indicator) trên bất kỳ nền tảng nào, điều đầu tiên bạn cần làm là tạo tài khoản, đăng nhập và vào chart! Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn cài đặt chỉ báo MFI trên Tradingview và sàn giao dịch Binance.
Tradingview
Như mình đã nói, bạn cần biết về TradingView và đăng ký tài khoản. Sau khi đăng ký xong bạn click vào “Biểu đồ” để vào chart phân tích.
Khi đã vào chart, bạn hãy làm theo 3 bước sau:
- Click vào biểu tượng Fx ở thanh trên cùng.
- Ở khung tìm kiếm, bạn hãy điền vào chữ “MFI“.
- Sau khi ra kết quả, click vào dòng đầu tiên.
Như vậy bạn đã cài xong chỉ báo MFI. Khi tắt khung này chỉ báo sẽ xuất hiện dưới giá.
Sàn giao dịch Binance
Hiện nay, Binance được xem là một sàn giao dịch tiền điện tử tập trung lớn nhất thế giới. Cách đăng ký tài khoản trên Binance khá phức tạp và đòi hỏi xác minh danh danh tính nhiều bước. Do đó bạn cần xem hướng dẫn cách đăng ký tài khoản chi tiết tại đây.
Do giao diện chính của Binance không có chỉ báo MFI nên để sử dụng chỉ báo MFI trên Binance. Sau khi đăng nhập và vào chart của Binance, bạn hãy click vào chữ “Tradingview” bên góc phải để chuyển hẳn về Tradingview.
Cấu tạo của chỉ báo MFI
Để tính chỉ số MFI, trước tiên là xác định giá đặc trưng (Typical Price – TP) của giai đoạn quan sát:
TP = (HIGH + LOW + CLOSE)/3
Sau đó tính lượng dòng tiền (Money Flow – MF):
MF = TP * VOLUME
Nếu giá điển hình hôm nay cao hơn hôm qua thì dòng tiền sẽ dương, ngược lại nếu giá hôm nay thấp hơn hôm qua thì dòng tiền âm. Dòng tiền dương là tổng các dòng tiền dương trong một giai đoạn nhất định, tương tự với dòng tiền âm. Tiếp theo tính tỷ lệ tiền (Money Ratio – MR):
MR = Dòng Tiền Dương (PMF)/Dòng Tiền Âm (NMF)
Cuối cùng, dùng tỷ lệ tiền để tính ra chỉ số MFI:
MFI = 100 – (100/(1 + MR))
Cấu tạo của MFI gồm 2 phần:
- Đường MFI được tính như đã nói ở trên và sẽ duy chuyển lên xuống trong khoảng từ 0 đến 100.
- 2 đường biên trên và dưới (mặc định là ở 20 và 80).
Mặc định ban đầu, MFI sẽ tính toán trong giai đoạn thời gian 14 chu kỳ (14 ngày theo đồ thị hàng ngày, 14 giờ theo biểu đồ hàng giờ,…):
- Bạn có thể thay đổi thông số của chỉ báo này bằng cách click vào logo bánh xe ở bước 1.
- Điều chỉnh để tăng độ nhạy (giảm chu kỳ xuống ngắn hơn) hoặc giảm độ nhạy (tăng chu kỳ lên dài hơn) bằng cách tăng hay giảm chiều dài ở bước 2. Ví dụ MFI 7 ngày sẽ nhạy hơn so với MFI 21 ngày.
- Điều chỉnh thay đổi đường biên cũng như màu sắc, độ đậm nhạt của chỉ báo ở bước 3.
⇒ Bên cạnh đó, một điều chúng ta cần lưu ý là thông thường các thông số mặc định đã được nghiên cứu kỹ và được đa số các trader dùng. Nếu bạn muốn đổi một thông số khác thì nên dành thêm thời gian để kiểm tra chiến lược của mình trước khi bắt đầu dùng nó để giao dịch thật sự nhé!
04 tín hiệu của chỉ báo MFI
Cách xây dựng và phân tích chỉ số này rất giống với chỉ báo RSI (Relative Strength Index). Tuy nhiên RSI liên quan đến dữ liệu giá còn MFI là mối liên hệ giữa dữ liệu giá và khối lượng được giao dịch.
MFI quá mua (Overbought)
MFI nằm trên 80 báo hiệu thị trường đang quá mua và sắp giảm giá. Điều này thường xảy ra trong một xu hướng tăng, và báo hiệu thị trường sắp điều chỉnh giảm giá hay đảo chiều xu hướng từ tăng thành giảm.
Bên cạnh đó, để không bỏ sót bất kì tín hiệu nào, bạn có để điều chỉnh đường biên xuống mức 70 và giao dịch khi MFI tăng qua đường 70. Tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc tín hiệu đôi khi sẽ bị nhiễu hơn so với đường 80. Trong phần sau mình sẽ trình bày rõ hơn về cách giao dịch khi MFI vào vùng quá mua.
MFI quá bán (Oversold)
MFI nằm dưới 20 báo hiệu thị trường đang quá bán. Điều này thường xảy ra trong một xu hướng giảm và báo hiệu thị trường sắp điều chỉnh tăng giá hay đảo chiều xu hướng từ giảm thành tăng.
Bên cạnh đó, để không bỏ sót bất kì tín hiệu nào, bạn có để điều chỉnh đường biên lên mức 30 và giao dịch khi chỉ số MFI giảm xuống đường 30. Tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc tín hiệu đôi khi sẽ bị nhiễu hơn so với đường 20. Trong phần sau mình sẽ trình bày rõ hơn về cách giao dịch khi MFI vào vùng quá mua.
Phân kỳ MFI (Divergence)
Bên cạnh các mức MFI Indicator 80 và 20 cho thấy tình trạng quá bán và quá mua trên thị trường, MFI còn có thể dùng để dự đoán xu hướng đảo chiều hoặc xác định các mức hỗ trợ – kháng cự thông qua việc xác định phân kỳ.
Phân kỳ là sự di chuyển ngược hướng giữa giá và MFI (được xác định thông qua các đỉnh đáy). Ví dụ:
- Giá tăng tạo đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ nhưng MFI lại giảm tạo đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ.
- Giá giảm tạo đáy mới thấp hơn đáy cũ nhưng MFI lại tăng tạo đáy mới cao hơn đỉnh cũ.
Đây là hai tín hiệu phân kỳ cơ bản nhất, còn một số tín hiệu phân kỳ khác nâng cao hơn mình sẽ nói chi tiết trong phần cách giao dịch với MFI dưới đây.
Failure Swings
Failure Swings là một tín hiệu khác cho thấy sự đảo chiều của giá. Một điều cần lưu ý về cácFailure Swings là chúng hoàn toàn độc lập với giá và chỉ dựa vào MFI. Failure Swings bao gồm bốn bước và được coi là Bullish (cơ hội mua) hoặc Bearish (cơ hội bán).
Bullish MFI Failure Swing:
- MFI giảm xuống dưới 20 (được coi là quá bán).
- MFI tăng trở lại trên 20.
- MFI giảm trở lại nhưng vẫn trên 20 (vẫn trên mức quá bán)
- MFI vượt lên trên mức cao trước đó.
Bearish MFI Failure Swing:
- MFI tăng trên 80 (được coi là quá mua)
- MFI giảm trở lại dưới 80
- MFI tăng nhẹ nhưng vẫn dưới 80 (vẫn dưới mức mua quá mức)
- MFI giảm xuống thấp hơn mức thấp trước đó.
04 cách giao dịch với chỉ báo MFI
Giao dịch khi có tín hiệu quá bán – quá mua
Với phương pháp giao dịch này, chúng ta sẽ hành động dựa trên tín hiệu của MFI:
- Tín hiệu quá bán (MFI < 20) ⇒ BUY vì giá sẽ có xu hướng tăng khi MFI tiến vào vùng quá bán.
- Tín hiệu quá mua (MFI > 80) ⇒ SELL vì giá sẽ có xu hướng giảm khi MFI tiến vào vùng quá mua.
Tín hiệu phân kì (thường) đảo chiều
Ở xu hướng tăng ⇒ Xét đỉnh:
- Xu hướng tăng sẽ có đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, nhưng chỉ báo MFI lại cho tín hiệu ngược lại khi đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
- Khi đó giá sẽ có xu hướng đảo chiều từ tăng thành giảm.
Ở xu hướng giảm ⇒ Xét đáy:
- Xu hướng giảm sẽ có đáy sau thấp hơn đáy trước, nhưng chỉ báo MFI lại cho tín hiệu ngược lại khi đáy sau cao hơn đáy trước.
- Khi đó giá sẽ có xu hướng đảo chiều từ giảm thành tăng.
Tín hiệu phân kì (ẩn) tiếp diễn
Đối với phân kì ẩn, các phương pháp được sử dụng sẽ trái ngược với phân kì thường.
Ở xu hướng tăng ⇒ Xét đáy:
- Xu hướng tăng sẽ có đáy giá sau cao hơn đáy giá trước nhưng chỉ báo MFI lại cho tín hiệu ngược lại khi đáy sau thấp hơn đáy trước.
- Khi đó giá sẽ có xu hướng tiếp diễn xu hướng tăng hiện tại.
Ở xu hướng giảm ⇒ Xét đỉnh:
- Xu hướng giảm sẽ có đỉnh giá sau thấp hơn đỉnh giá trước nhưng chỉ báo MFI lại cho tín hiệu ngược lại khi đỉnh sau cao hơn đỉnh trước.
- Khi đó giá sẽ có xu hướng tiếp diễn xu hướng giảm hiện tại.
Kết hợp chung với một số chỉ báo khác
Kết hợp MFI với các mô hình nến đảo chiều hoặc một chỉ báo về xu hướng khác khác. Cách thực hiện như sau:
- Xem trạng thái dải MFI tại vùng đó: có tín hiệu mua/bán hay chưa?
- Xem xét các khu vực kháng cự và hỗ trợ.
- Tìm kiếm các mô hình đảo chiều.
- Đối với các chỉ báo xu hướng, bạn có thể dùng bất kì chỉ báo nào như như các đường trung bình MA, chỉ báo Ichimoku,… đều được. Do đặc tính của MFI là đo lường áp lực mua và bán nên nếu kết hợp lại sẽ giúp bạn an tâm hơn về xác suất đúng của tín hiệu.
05 lưu ý khi sử dụng chỉ số MFI
Phân kỳ MFI sẽ chính xác hơn khi một trong hai đáy (hoặc đỉnh) phân kì thuộc vùng quá bán (hoặc quá mua).
Khi giá xuất hiện phân kì (thường) đảo chiều và theo sau là tín hiệu phân kì (ẩn) tiếp diễn, lúc này phân kì ẩn sẽ chính xác hơn, bạn nên ưu tiên đánh theo phân kì ẩn.
Cũng như bất kì chỉ báo kĩ thuật nào khác, bạn không nên sử dụng chỉ báo MFI riêng lẻ mà nên kết hợp chung với một số chỉ báo khác để có các tín hiệu giao dịch tốt hơn.
Đôi khi MFI sẽ cho tín hiệu sai, bị nhiễu khá nhiều. Chẳng hạn như khi MFI tiến bào vùng quá mua giá không giảm mà còn tiếp tục tăng mạnh. Do đó, để có một tín hiệu chính xác hơn, bạn nên hạn chế sử dụng một tín hiệu quá bán quá mua mà nên kết hợp tín hiệu phân kì hoặc dùng chung với đường hỗ trợ kháng cự.
Luôn giao dịch theo xu hướng chính của thị trường. Khi bạn sử dụng bất kì công cụ, chỉ báo kĩ thuật nào thì điều này luôn cần thiết. Khi MFI tiến vào mua quá bán. bạn không thể đặt lệnh mua khi xu hướng chung của thị trường là giảm.
Ngoài chỉ báo MFI, bạn tìm hiểu thêm về cách dùng chỉ báo KDJ trong giao dịch tại đây.
Tổng kết
Vừa rồi mình đã giới thiệu với các bạn tất cả kiến thức về MFI là gì và cách sử dụng hiệu quả cũng như phương pháp giao dịch với chỉ số báo dòng tiền MFI này.
Series học tập này dành cho các bạn vừa mới bắt đầu tìm hiểu về MFI (Money Flow Index) cũng như phân tích kỹ thuật có thể dễ dàng đọc hiểu và ghi nhớ.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ bạn nhé!
Nguồn: MarginATM.com