0

Dữ liệu on-chain là gì ? Cách áp dụng dữ liệu on-chain trong trade coin

Phân tích dữ liệu On-chain là một trong những trường phái cung cấp các thông tin chính xác về lịch sử giao dịch trên chuỗi (on-chain) để mang lại cách tư duy mới cho các nhà đầu tư về cách định giá/ Cũng như cho biết những người chơi trên thị trường đang có những hành động gì mà phân tích kỹ thuật không thể làm được.

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách đọc và phân tích dữ liệu on-chain dễ hiểu và dễ sử dụng nhất. Và tất cả các dữ liệu đều được công khai và miễn phí để tiện lợi cho các bạn khi sử dụng.

Dữ liệu On-chain là gì?

Dữ liệu On-chain bao gồm thông tin của tất cả các giao dịch đã xảy ra trên một mạng Blockchain nhất định. Thông qua đó, dữ liệu này sẽ công khai minh bạch các giao dịch cũng như những người chơi trên thị trường đang có những hành động gì, đang có động thái bán chốt lời hay mua thêm vào để tích lũy thêm số lượng coin nắm giữ.

data-on-chain-cryptoquant
Dữ liệu on chain của Bitcoin

Tất cả thông tin này sẽ được viết trên các khối (block) của một Blockchain. Dữ liệu có thể được phân loại rộng rãi thành ba loại riêng biệt:

  • Dữ liệu giao dịch (địa chỉ gửi và nhận, số tiền đã chuyển, giá trị hay số tiền còn lại cho một địa chỉ ví nhất định).
  • Dữ liệu khối (dữ liệu về thời gian, phí khai thác, phần thưởng).
  • Mã hợp đồng thông minh.

Bất cứ ai thực hiện 1 hành động trên blockchain thì hành động đó sẽ được xác minh bởi các node, kèm với đó cũng sẽ được cập nhật vào mạng lưới Blockchain tổng.

Và các blockchain hiện đang là 1 mạng lưới phi tập trung, hoạt động dựa trên nhiều node như Bitcoin có hơn 11,000 node, ETH có hơn 8,000 node dữ liệu được chia sẻ rất rộng. Vì vậy không ai có thể thao túng, sửa đổi được nguồn dữ liệu này.

data-on-chain
Không ai có thể thao túng, sửa đổi được nguồn dữ liệu on chain

Phân tích dữ liệu on-chain là 1 trường phái phân tích khá mới và khác hoàn toàn phân tích kỹ thuật. Thông qua cách phân tích này chúng ta có thể xem xét được tình hình hiện tại và cả trong quá khứ từ đó có thể đưa ra các hành động phù hợp trong hiện tại và tương lai mà không cần đến chỉ báo kỹ thuật. Từ đó chúng ta có thể thấy dữ liệu on-chain là những dữ liệu trung thực và rõ ràng nhất.

Ví dụ: Dữ liệu trên Blockchain Bitcoin NGÀY 19 THÁNG 5 NĂM 2021 cho thấy có hơn 200,000 BTC (Một số lượng lớn bất thường – số BTC tăng đột biến) được nạp lên các sàn giao dịch tập trung. 

Cho thấy khả năng cao là các nhà đầu tư nạp BTC lên sàn để chốt lời dần. 

Phản ứng với điều này, giá BTC đã giảm từ $37,000 về mức $29,000.

=> Lượng nạp rút BTC ảnh hưởng trực tiếp đến giá BTC.

data-onchain-nap-rut-bitcoin
Lượng nạp rút BTC ảnh hưởng trực tiếp đến giá BTC. Nguồn: CryptoQuant

Tại sao cần phải phân tích dữ liệu On-chain?

Về cơ bản phân tích on-chain sẽ giúp chúng ta có được thông tin chính xác và khách quan vì công nghệ blockchain được xây dựng để hướng tới sự minh bạch trong thông tin. Đồng thời các thông tin trên blockchain rất khó để xâm nhập và sửa đổi nên chúng ta có thể tin cậy vào loại thông tin này.

Nhờ các thông tin này mà chúng ta sẽ theo dõi được những hành vi của các người chơi khác trên thị trường rằng họ có động thái gì với từng hành động giá tăng giảm cụ thể. Đặc biệt là các hoạt động của cá voi (whale) những người sở hữu nhiều nguồn lực về tài chính và thông tin để thao túng thị trường

Do đó, theo dõi hành vi của cá voi bằng on-chain và hành động hợp lý có thể sẽ giúp các bạn trở thành “số ít” chiến thắng trong thị trường.

ca-voi-bitcoin
Cá voi BTC

Và on-chain cũng là 1 công cụ phân tích giúp chúng ta có thể dự phóng thị trường đang diễn ra như thế nào và đưa ra được những quyết định đầu tư của mỗi cá nhân.

  • Biểu đồ kỹ thuật chúng ta có thể được “VẼ” ra bởi những cá voi.
  • Tin tức cũng có thể được “mua” bởi những cá voi
  • Nhưng dữ liệu on-chain thì không thể làm “giả” được.

Nền tảng được dùng để phân tích on-chain

Hiện nay có khá nhiều nền tảng cung cấp các chỉ số on-chain cho các nhà đầu tư dễ dàng sử dụng như: 

  • Các trình duyệt Explorer của blockchain nền tảng đó. Ví dụ ETH – Etherscan, BSC – BscScan, SOL – Solscan,…
  • CryptoQuant, Glassnode: cung cấp dữ liệu on-chain của Bitcoin, Ethereum, stablecoin và một số altcoin lớn,…
  • Whalebot Alert: đây là bot trên telegram cảnh báo những biến động on-chain mạnh từ cá voi.
  • Ngoài ra còn một số nền tảng khác như Dappradar, Dune Analytic, IntoTheBlock, Anyblock, Dapp.com, Elementus, Alethio,…

Mình thường dùng nền tảng Cryptoquant để theo dõi on-chain hàng ngày và sử dụng Glassnode để cập nhật on-chain hàng tuần. Bởi vì Glassnode mỗi tuần sẽ có bản cập nhật on-chain nên mình sẽ vào đó đọc và tham khảo nhận định của các chuyên gia.

Cryptoquant hay Glassnode đều được hình thành để giúp chúng ta có thể tổng hợp tình hình on-chain dễ dàng hơn khi chúng ta phải tự tìm kiếm và theo dõi chúng.

Tất nhiên mỗi nền tảng sẽ có cách thức phân tích và trình bày dữ liệu khác nhau dựa trên quá trình phân tích của họ.

Top 5 chỉ số on-chain quan trọng của BTC 

CryptoQuant là nhà cung cấp giải pháp dữ liệu Blockchain có trụ sở tại Seoul, tập trung vào BitcoinEthereum và stablecoin. Dữ liệu của nó, có sẵn thông qua API hoặc trực tiếp bằng Python, R và Excel, có thể được phân loại thành bốn tập con: 

  • Dữ liệu trên chuỗi
  • Dữ liệu của các sàn giao dịch
  • Dữ liệu khai thác
  • Dữ liệu mạng

Trong CryptoQuant sẽ có nhiều danh mục, như exchange flow tức là các dòng tiền vào và ra tại các sàn giao dịch, bao gồm cả sàn spot và sàn phái sinh của 1 số sàn lớn như Binance, Okex, FTX, Coinbase,…

Còn Flow Indicator là những chỉ số được xây dựng trên các mô hình on-chain, dùng để báo hiệu các biến động giá bằng ánh đánh giá giá trị BTC và cho phép các nhà đầu tư tự tin hoạt động.

Market indicator bao gồm các chỉ số hầu hết liên quan nhiều đến dữ liệu thị trường, trong đó chúng ta có thể đánh giá được động thái của thị trường.

Đi sâu vào các danh mục như vậy thì mình chia sẻ với các bạn những chỉ số nổi bật mà mình thường dùng tại nền tảng này.

BTC all exchange netflow

BTC all exchange netflow – chỉ số tính tổng lượng BTC nạp lên sàn trừ cho lượng BTC được rút ra để cho thấy trong ngày hoặc tuần đó BTC được rút ròng hay nạp ròng.

Nếu được nạp ròng cho thấy áp lực Bán sẽ gia tăng đe dọa đến giá. Còn nếu được rút ròng cho thấy nhu cầu của các nhà đầu tư gia tăng và cũng làm giảm đi áp lực bán.

netflow-bitcoin
BTC all exchange netflow. Nguồn: CryptoQuant

BTC all exchange reserve

Chỉ số BTC all exchange reserve: nguồn cung dự trữ BTC trên tất cả các sàn giao dịch. 

  • Nếu BTC liên tục được rút ròng thì nguồn cung sẽ giảm trên sàn => cho thấy BTC đang khan hiếm và đó là dấu hiệu tăng giá tiềm năng.
  • Nếu BTC liên tục nạp ròng thì nguồn cung sẽ gia tăng trên các sàn giao dịch => cho thấy BTC dư thừa và đó là dấu hiệu giảm giá.
btc-exchange-reserve-onchain
BTC all exchange reserve. Nguồn: CryptoQuant

Stablecoin Supply Ratio

Stablecoin Supply Ratio là chỉ số được tình bằng công thức vốn hóa thị trường của BTC chia cho vốn hóa thị trường của tất cả các Stablecoin. 

  • Khi chỉ số này ở mức cao tức là nguồn cung Stablecoin thấp so với giá trị vốn hóa của BTC cho thấy áp lực mua thấp và tiềm ẩn khả năng giảm giá của BTC.
  • Ngược lại khi chỉ số này thấp, tức là nguồn Stablecoin cao so với vốn hóa BTC và sẽ có áp lực mua tiềm năng từ lượng Stablecoin này, từ đó tiềm năng tăng giá cao.
bitcoin-exchange-stablecoins-ratio
Stablecoin Supply Ratio. Nguồn: CryptoQuant

Whale ratio

Whale ratio là chỉ số liên quan đến áp lực bán từ những địa chỉ ví cá voi. Đây là chỉ số được tính bằng tổng 10 giao dịch nạp Bitcoin lên sàn và chia cho tổng số lượng Bitcoin được nạp lên sàn. 

Nếu chỉ số này càng tăng mạnh thì có thể thấy rằng lượng BTC được nạp lên sàn cao và đang cho thấy cá voi đang nạp BTC lên sàn, có khả năng sẽ gây áp lực bán giảm giá.

bitcoin-exchange-whale-ratio
Whale ratio. Nguồn: CryptoQuant

Miner Outflow

Miner Outflow là chỉ số liên quan đến các thợ đào BTC vì tổng lượng BTC được nắm giữ bởi các thợ đào cũng là 1 số lượng tương đối lớn. 

Miner Outflow là lượng BTC được chuyển đi bởi những ví thợ đào. Những khả năng có thể xảy ra là họ chuyển lên sàn để bán hoặc bán OTC hoặc chuyển nội bộ giữa các ví với nhau. Vì vậy chúng ta chỉ nên quan sát nếu có lượng lớn BTC được chuyển đi liên tiếp thì khả năng đó là đợt bán xả hàng dần dần của thợ đào.

bitcoin-miner-outflow
Miner Outflow. Nguồn: CryptoQuant

Thêm vào đó, bạn có thể tham khảo nhận định của các chuyên gia trên Cryptoquant bằng cách truy cập vào Quicktake và báo cáo On-chain hàng tuần của Glassnode để xem qua các nhận định. 

Tuy nhiên các nhận định này đều chỉ để tham khảo, các bạn cần có cái nhìn khách quan để đánh giá thị trường và đưa ra quyết định tốt nhất.

Các quỹ lớn như Grayscale chúng ta cũng nên quan tâm và check thường xuyên ở website Coinglass để biết họ đang nắm giữ và bán hay mua vào các altcoin nào.

Ngoài ra bạn cũng có thể thường xuyên check mô hình mang tính khan hiếm của BTC Stock to flow để biết dự đoán giá có thể đi đến đâu bằng cách quan sát stock-to-flow dự kiến, có thể được tính toán khi chúng ta biết lịch khai thác gần đúng của việc khai thác Bitcoin trong tương lai.

04 lưu ý khi phân tích dữ liệu on-chain

  • Phân tích on-chain đối với những bạn mới sử dụng thì sẽ khá khó và cần kiên trì để nghiên cứu. Khi bạn sẽ tích lũy đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm thì mới có những góc nhìn đa chiều để đánh giá và dự phòng được chính xác từ các thông tin thu thập được.
  • Hiện tại trên thị trường có rất nhiều nền tảng cung cấp dữ liệu on-chain và sẽ có những bên cung cấp số liệu không chính xác. Vì vậy các bạn cần đánh giá và đối chiếu thông tin từ nhiều nguồn để đánh giá được chính xác nhất.
  • Bạn không nên chỉ quan sát và tham khảo những dữ liệu on-chain từ các dự án. Các dự án có thể công bố dữ liệu không hoàn toàn chuẩn vì có thể họ muốn làm Marketing cho dự án nên chúng ta cần đối chiếu lại trên các Explorer của blockchain nền tảng Dapp đó.
  • Việc phân tích on-chain chúng ta cần cập nhật thường xuyên vì thị trường thay đổi liên tục đặc biệt là thị trường Crypto này biến động lớn hơn các thị trường tài chính khác.

Tìm hiểu thêm Yếu tố cần cân nhắc khi phân tích cơ bản tiền điện tử.

Tổng kết

Như vậy, mình đã chia sẻ Dữ liệu on-chain là gì và 05 chỉ số on-chain quan trọng của BTC. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Hãy nghiên cứu, luyện tập thường xuyên để tích luỹ cho mình thật nhiều kiến thức và kinh nghiệm để có thể phân tích và sử dụng nhuần nhuyễn các dữ liệu on-chain.

Nguồn: MarginATM.com

Was this article helpful to you? Yes No

How can we help?