Trong quá trình giao dịch chắc hẳn bạn không thể thiếu đi được bước phân tích kỹ thuật. Phân tích kỹ thuật và các chỉ báo giúp thực hiện các lệnh giao dịch hiệu quả hơn. Một chỉ báo khá phổ biến được các trader phân tích cho giao dịch của mình là Bollinger Band. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về Đường Bollinger Band với các nội dung sau nhé:
- Đường Bollinger Band là gì?
- Cách cài đặt Bollinger Band trên sàn Tradingview và Binance
- Cấu tạo của chỉ báo Bollinger Band (Cấu tạo, ý nghĩa và cách tính)
- Đặc tính của đường Bollinger Band
- Cách sử dụng đường Bollinger Band
Bắt đầu thôi!
Bollinger Band là gì?
Bollinger Band (BB) là một chỉ báo được dùng để đo lường sự biến động của giá. Nó giúp xác định được một vùng giá trị mà giá dao động (dĩ nhiên nó mang tính chất tương đối). Indicator này được nhà giao dịch tài chính, nhà phân tích John Bollinger phát triển và giới thiệu vào năm 1983.
Bollinger Band là một chỉ báo kỹ thuật được hình thành từ việc kết hợp đường MA (Moving Average) và độ lệch chuẩn. Trong một số trường hợp, chỉ báo Bollinger Band được dùng như một chỉ báo xu hướng cho biết thị trường đang có xu hướng mạnh hay yếu. Thị trường sideways (không có xu hướng) thì dải băng Bollinger Band sẽ co hẹp lại. Thị trường sôi động (có xu hướng mạnh) thì dải băng sẽ mở rộng ra. Hay Bollinger Bands còn báo hiệu các mức đỉnh và đáy tiềm năng.
Cài đặt Bollinger Band trên Tradingview và Binance
Để cài chỉ báo Bollinger Bands trên bất kỳ nền tảng nào, điều đầu tiên bạn cần làm là tạo tài khoản, đăng nhập và vào chart! Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn cài đặt chỉ báo Bollinger Band trên Tradingview và sàn giao dịch Binance.
Tradingview
Như mình đã nói, bạn cần biết về TradingView và đăng ký tài khoản. Sau khi đang ký xong bạn click vào “Biểu đồ” để vào chart phân tích.
- Click vào biểu tượng Fx ở thanh trên cùng.
- Ở khung tìm kiếm, bạn hãy điền vào chữ “BB“.
- Sau khi ra kết quả, click vào dòng đầu tiên: Dải băng Bollinger.
Như vậy bạn đã cài xong chỉ báo Bollinger Band. Khi tắt khung này chỉ báo sẽ xuất hiện dưới giá.
Sàn giao dịch Binance
Hiện nay, Binance được xem là một sàn giao dịch tiền điện tử tập trung lớn nhất thế giới. Cách đăng ký tài khoản trên Binance khá phức tạp và đòi hỏi xác minh danh danh tính nhiều bước. Do đó bạn cần xem hướng dẫn cách đăng ký tài khoản chi tiết tại đây.
Sau khi đăng nhập và vào chart của Binance bạn hãy làm theo 3 bước sau:
- Click vào biểu tượng gần khung thời gian có hiện lên chữ “Chỉ báo kỹ thuật“
- Thông thường Binance sẽ dùng chỉ báo MA & VOL là 2 chỉ báo mặc định. Nên bạn chỉ cần click vào để xóa đi.
- Sau đó click vào chữ BOLL để cài đặt chỉ báo BB cho chart.
Bên cạnh đó, chỉ báo BB trên Binance có set up khác với Tradingview nên nếu không xài quen bạn đó thể click vào chữ “Tradingview” bên góc phải để chuyển hẳn về Tradingview nhé!
Cấu tạo của chỉ báo Bollinger Band (BB)
Bollinger Band được cấu tạo từ 3 thành phần: Upper Band, Middle Band (dải giữa) và Lower Band (dải dưới). Chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa của đường Bollinger Band và công thức tính Bollinger Band như bảng bên dưới.
Trong đó “Độ lệch chuẩn” là một đại lượng thống kê dùng để đo mức độ phân tán của một tập dữ liệu. Nó cho thấy sự chênh lệch về giá trị của từng thời điểm đánh giá so với giá trị trung bình.
Mặc định ban đầu, BB sẽ tính toán theo thông số 20 (cố định 20 ngày).
- Bạn có thể thay đổi các thông số của chỉ báo này bằng cách click vào logo bánh xe ở bước 1.
- Điều chỉnh thay đổi màu sắc, độ đậm nhạt của từng đường của BB ở bước 2.
- Bạn có thể thay đổi các thông số đầu vào ở bước 3.
=> Bên cạnh đó, một điều chúng ta cần lưu ý là thông thường các thông số mặc định đã được nghiên cứu kĩ và được đa số các trader dùng. Nếu bạn muốn đổi một thông số khác thì nên dành thêm thời gian để kiểm tra chiến lược của mình trước khi bắt đầu dùng nó để giao dịch thật sự nhé!
Cách hoạt động của dải Bollinger Band
- Khi các dải Bollinger Band thu hẹp dần trong giai đoạn thị trường có biến động thấp (sideways). Điều này dự đoán một xu hướng mạnh sắp diễn ra. Xu hướng đó có thể là tăng hoặc giảm. Vì BB là chỉ báo đo lường sự biến động của giá nên nó sẽ không giúp các nhà giao dịch dự đoán xu hướng tăng hay giảm sắp tới.
- Khi các dải Bollinger Band mở rộng một cách bất thường, điều đó thể hiện sự biến động mạnh của giá. Và trong một số trường hợp nó còn là tín hiệu cho thấy xu hướng (tăng hoặc giảm) hiện tại có thể sắp kết thúc.
- Giá thường có xu hướng di chuyển bên trong dải BB, khi chạm vào Band trên hoặc Band dưới, giá sẽ có xu hướng đảo chiều. Vì thế, một số nhà giao dịch sẽ sử dụng các dao động này để xác định các vùng entry và target tiềm năng.
- Khi thị trường biến động mạnh, giá có thể vượt quá hoặc ôm sát Band trên hoặc Band dưới trong thời gian dài. Vì thế, khi thị trường có xu hướng mạnh, bạn nên hạn chế đánh được xu hướng mà hãy tìm một số tín hiệu phân kì đảo chiều từ các chỉ báo động lượng.
- Khi giá break Band trên hoặc Band dưới có thể dẫn đến một xu hướng mạnh. Bên cạnh đó, nếu sau đó giá trở về bên trong dải này, thì xu hướng mạnh sẽ bị từ chối.
Một số đặc tính của dải Bollinger Band (BB)
Giá sẽ giao động ở giữa Band trên và Band dưới
Giá có xu hướng giao động trong giới hạn giữa Band trên và Band dưới. Thường thì giá sẽ đóng cửa ở trong phạm vi trên (Trading Range) và có xu hướng quay về đường trung tâm khi chạm 2 Band.
Đây được xem như một ví dụ điển hình cho việc giá giao động trong 2 band của Bollinger Bands. Trong hình trên chúng ta có thể thấy trong xu hướng giảm mạnh giá mặc dù có nhiều râu nến thoát ra ngoài 2 Band nhưng đa số các nến đều có giá đóng cửa nằm bên trong của 2 band.
Bollinger bands thu hẹp sẽ xảy ra một sự đột biến về giá
- Hiện tượng dãy BB thu hẹp lại được gọi là hiện tượng thắt cổ chai, khả năng rất cao sau đó là một đợt biến động mạnh, có thể tăng hoặc có thể giảm.
- Dấu hiệu cơ bản để nhận biết hiện tượng thắt cổ chai là 2 Band thu hẹp dần và giá bắt đầu di chuyển chậm lại để chuẩn bị cho một đợt pump/dump.
- Như mình đã trình bày ở trên do đường BB được xem là một chỉ báo xác định xu hướng mạnh theo yếu (độ biến động) nên bạn cần kết hợp với một số chỉ báo khác để xác định được nên Buy hay Sell.
03 cách sử dụng đường Bollinger Band hiệu quả
Giao dịch Scalping theo kênh giá của Bollinger Bands
Nguyên tắc giao dịch: Chỉ được áp dụng khi thị trường Sideways, chỉ báo BB gần như co lại, trục giữa gần như đi ngang.
- Mua vào khi giá chạm band dưới.
- Bán ra khi giá chạm band trên.
Vì là Scalping nên phương pháp giao dịch này thường dùng để đánh margin với đòn bẩy lớn. Bạn nên cân nhắc rủi ro khi giao dịch bằng phương phương này, hạn chế giữ một lệnh quá lâu, bạn có thể chốt lệnh Buy khi giá chạm band trên và chốt lệnh Sell khi giá chạm band dưới.
Tuyệt đối không áp dụng phương pháp này khi thị trường có xu hướng mạnh.
Giao dịch tại điểm break out của kênh giá sau quá trình sideways
Bollinger Bands thu hẹp lại cho thấy thị trường sắp sửa bùng nổ giá và giá sẽ break out khỏi BB rất nhanh. Nếu cây nến bắt đầu breakout đỉnh trên của dải băng thì thường, giá sẽ tiếp tục đi lên. Tương tự khi giá phá đỉnh dưới, giá thường sẽ tiếp tục giảm:
Giá breakout xuống khỏi band dưới => Sell
Giá breakout lên khỏi band trên => Buy
Kết hợp Bollinger Band với các mô hình nến hoặc chỉ báo khác
Một trong những chiến thuật Bollinger Band thì bạn có thể kết hợp dải Bollinger cùng các mô hình nến đảo chiều. Cách thực hiện như sau:
- Xem trạng thái dải Bollinger tại vùng đó.
- Xem xét các khu vực kháng cự và hỗ trợ.
- Tìm kiếm các mô hình đảo chiều.
Đối với các chỉ báo động lượng, bạn có thể dùng bất kì chỉ báo nào như MACD, RSI hay Stoch đều được. Do đặc tính của Bollinger Band là để đo lường các biến động của giá nên nếu kết hợp lại sẽ giúp bạn an tâm hơn về xác suất đúng của tín hiệu.
Lời kết
Tóm lại Bollinger Band là một Indicator được dùng để đo lường sự biến động của giá. BB được tạo bởi 3 thành phần là trục giữa (đường SMA20), Band trên (SMA20 + 2 lần độ lệch chuẩn của giá) và Band dưới (SMA20 – 2 lần độ lệch chuẩn của giá).
Giá thường có xu hướng giao động giữa Band trên và Band dưới và hội tụ về Band giữa. Khi mà 2 Band thu hẹp lại thì sắp có biến động xảy ra, có thể tăng hoặc giảm (hay còn được gọi là hiện tượng thắt cổ chai).
Vừa rồi mình đã giới thiệu với các bạn tất cả kiến thức về chỉ báo Bollinger Band, Cách sử dụng hiệu quả cũng như phương pháp giao dịch. Bạn có thể xem thêm video dưới đây để hiểu rõ hơn về Bollinger Bands và giao dịch với BB một cách có hiệu quả nhé!
Nguồn: MarginATM.com